Mô tả

MÔ TẢ
Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các điều kiện về: Xây dựng và lắp đặt các thiết bị công trình, các hạng mục công trình của bên mời thầu. Đấu thầu xây dựng diễn ra trên cơ sở có sự cạnh tranh công khai, minh bạch giữa các nhà thầu

Các quy định trong thầu xây dựng

Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009, hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

1. Các quy định đấu thầu trong xây dựng
Mục đích của đấu thầu xây dựng là giúp nhà đầu tư chọn được nhà thầu xây dựng có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong dự án xây dựng của mình. Đối với các nhà thầu trúng thầu sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho cán bộ, nhân viên của mình.

Đồng thời là cơ hội để nhà thầu có thể khẳng định được chất lượng, uy tín, khẳng định được thương hiệu, tên tuổi của mình.

Đối với nhà nước, đấu thầu xây dựng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của nhà nước về đầu tư xây dựng. Tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí, tránh được các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản.

Các quy định đấu thầu trong xây dựng cần đảm bảo được là:

Quy định về tổ chức đấu thầu xây dựng:

Để tổ chức đầu thầu được hợp lệ thì đơn vị mời thầu cần phải đáp ứng được các quy định như:

Phải có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền.
Kế hoạch tổ chức đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp trên phê duyệt.
Riêng với trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện thì điều kiện tổ chức đấu thầu là phải có văn bản chấp thuận của người hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được phê duyệt.

Đảm bảo chất lượng về vật liệu

Điều kiện chung là bên mời thầu không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu do mình tổ chức.

1.1 Quy định về điều kiện dự thầu:

Các nhà thầu tham gia dự thầu cần tuân thủ các quy định của luật đấu thầu như:

Có giấy phép kinh doanh.
Có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đáp ứng từng yêu cầu của từng gói thầu.
Phải có hồ sơ dự thầu hợp lệ và chủ động tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu dù ở đơn phương hay liên doanh dự thầu.
Để hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về quy định trong đấu thầu bạn có thể tham khảo những tài liệu sau:

Công văn 4054/BKHDT – QLDT năm 2004 thực hiện Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ – CP.
Công văn 2683/BKHDT – QLĐT năm 2018 quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.
Nghị định 63/2014/NĐ – CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Nghị định 30/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Thông tư 10/2015/TT – BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thông tư 19/2015/TT – BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu( Hiệu lực 15/01/2016).
1.2 Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu

Ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2009/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

Đảm bảo chất lượng sắt thép

Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vố ODA được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đấu thầu. Nghị định bao gồm 13 chương:

Chương 1: Những quy định chung.
Chương 2: Kế hoạch đấu thầu.
Chương 3: Sơ tuyển nhà thầu.
Chương 4: Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.
Chương 5: Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp.
Chương 6: Chỉ định thầu.
Chương 7: Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
Chương 8: Quy định về hợp đồng.
Chương 9: Phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong đấu thầu.
Chương 10: Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
Chương 11: Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Chương 12: Các vấn đề khác.
Chương 13 Điều khoản thi hành.
Ngoài ra nghị định còn ban hành các Phụ lục về Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mẫu mời thầu, mẫu báo cáo về thông tin của nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam.

Để tìm hiểu chi tiết hơn bạn có thể tham khảo trực tiếp tại Nghị định 85/2009/NĐ – CP mà chính phủ đã ban hành.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quy định đấu thầu xây dựng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0918411499
0918411499